Cách xử lý tường nứt và chống thấm tường bị nứt

CÁCH XỬ LÝ TƯỜNG NỨT VÀ CHỐNG THẤM TƯỜNG BỊ NỨT
 
keo-chong-tham-tuong-nut
 
Các nguyên nhân gây nứt tường
 
- Tường nứt do sụt lún kết cấu móng, dầm, đà sàn
- Tường nứt do hiện tượng co ngót vật liệu, do sự chênh lệch nhiệt độ tác động liên cấu trúc vật liệu làm hệ vật liệu tường gạch bị co giãn đột ngột. Lâu dài, gây ra hiện tượng thấm tường, thấm vách dựng liền kề.
- Tường nứt do vị trí tiếp giáp vách dựng liền kề, vách song nhà phố bị lún kết cấu, sụt móng gây hở miệng vị trí tiếp giáp.
 
Giải pháp xử lý vết nứt tường, và xử lý chống thấm tường nhà bị nứt, yêu cầu thợ thi công chống thấm phải có kinh nghiệm và có trình độ chống thấm nhất định. Việc người thợ chống thấm biết nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt, thấm tường, hiểu rõ cấu trúc hệ tường và vách dựng mới đưa ra được giải pháp xử lý nứt và chống thấm tường nứt hiệu quả.
 
Tường-thấm-do-nứt
 
Phương án xử lý nứt tường, chống thấm tường
 
- Xử lý nứt tường kết cấu; Nứt tường do kết cấu móng, dầm sàn, đà kiềng bị nứt gãy, sựt lún là công việc rất khó khăn trong công tác xử lý chống nứt và chống thấm tường mà một người thợ thi công chống thấm phải trải qua và xử lý triệt để. Để công tác chống thấm tường nứt đạt kết quả cắt đứt nguồn thấm triệt để thì người thợ thực hiện chống thấm phải có phương án xử lý vết nứt dọc hoặc nứt ngang (nứt kết cấu) với độ mở miệng rộng và vết nứt gãy hoàn toàn. Phải có phương án giằng gia cố tường nứt bằng kết cấu thép, hoặc hệ vật liệu chịu sự co giãn lớn. Keo trám vết nứt dạng này phải đảm báo bám dính chặt, mạnh trên bề mặt của vết nứt, bảo đảm vừa có khả năng chống nứt, chống thấm lại không bị khô cứng gây dòn vỡ cấu trúc.
 
thấm-tường-do-nước-đâm-xuyên-vết-nứt
 
- Xử lý tường nứt do hiện tượng co giãn nhiệt độ; Giải pháp xử rộng vết nứt với độ rộng và sâu cần thiết để có thể trám đầy keo trám trét trùm kín miệng vết nứt, kết hợp phủ lưới gia cường polyester và màng chống thấm trùm kín bên ngoài để ngăn ngừa nước xuyên qua vết nứt, tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường ngoài.
 
Thấm-tường-do-nứt-dầm-sàn
 
- Keo trám vết nứt tường có hai thành phần chính được tổng hợp từ nhựa hoạt tính đàn hồi cao Alkoxysiloxan và keo bám dính mạnh, kháng nước và chống thấm Aliphatic gốc polyurethane.
 
- Dạng keo trám này thực chất là một lớp keo liên kết giúp chống lại sự co giãn giữa các khe nứt của bê tông hoặc một số vật liệu chống thấm khác.
 
Keo-chống-thấm-sika
 
- Đặc tính của loại keo trám vết nứt tường này là độ đàn hồi, co giãn rất tốt nên các vết nứt sẽ được gắn kết lại một cách nhanh chóng mà không bị tác động của thời tiết, độ ẩm, nước, nhiệt độ phá hủy.
keo-trám-vết-nứt-polyurethane
 
Chống nứt tường bằng keo polyurethane bảo đảm hết nứt và ngăn ngừa tường bị thấm
 
Chúng ta, luôn nghĩ rằng keo trám thì chỉ cần đổ vào vị trí bị nứt. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản như vậy thì hiệu quả chống thấm của nó không còn nguyên vẹn nữa. Thậm chí, cách sử dụng keo trám vết nứt tường mà không đúng còn khiến keo trám phản tác dụng. Vì thế, bạn cần thực hiện đầy đủ những bước cần thiết như sau:
 
CÁC BƯỚC THI CÔNG XỬ LÝ CHỐNG NỨT TƯỜNG
 
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Vết nứt thường xuất hiện với độ rộng rất nhỏ. Nếu để nguyên bề mặt như thế thì keo trám sẽ không đi sâu vào bên trong để kết dính vật liệu được. Do đó, bạn cần sử dụng búa hoặc đục để làm cho vết nứt được mở rộng ra, tối thiểu độ sâu là 2cm. Sử đụng máy đục hoặc đục nhỏ cầm tay, máy cắt mở rộng miệng vết nứt từ 1.5-2cm và sâu hướng tấm chữ V 1.5cm, vệ sinh sạch bề mặt miệng vết nứt, tẩy rửa lớp rong rêu, nấm mốc, cạo bỏ lớp sơn và bột bã matix trên bề mặt vết tường nứt. Tiếp theo, bạn sẽ dùng chổi chuyên dụng để phủi bụi. Nếu phần vết nứt bị ướt, bạn phải đợi cho vị trí này khô hẳn sau đó mới tiếp tục thực hiện các bước sau.
 
Đục-mở-rộng-vết-tường-nứt
 
Bước 2: Thi công
Cách sử dụng keo trám vết nứt tường dễ dàng nhất là bạn nên tận dụng các loại keo trám trong tuýp nhỏ. Bạn sẽ trực tiếp trám keo lên vết nứt một cách đều tay và lấp đầy vết nứt, độ rộng của vết nứt. Đối với những vết nứt có độ sâu khoảng 2cm thì sẽ cần đến 48 giờ để các lớp vật liệu bề mặt khô hoàn toàn. Ở bước này, bạn nên làm nhanh và đều tay để phần keo trám không có vết nhăn. Bề mặt sau khi trám keo phải bóng nhẵn thì các bước hoàn thiện mới không để lại dấu vết sửa chữa gây mất thẩm mỹ.
 
Trám-kín-vết-nứt-bằng-keo-chống-thấm
 
Bước 3: Hoàn thiện
Sau thời gian đợi keo trám khô, bạn vẫn cần thực hiện một vài bước để các vị trí vết nứt này trông như mới, nhìn mắt thường không phát hiện đã có tu sửa. Cách sử dụng keo trám vết nứt tường lúc này đòi hỏi bạn phải làm sạch bề mặt, kết hợp phủ màng chống thấm tường cho vết nứt để bảo đảm hệ tường sau khi thi công chống nứt có khả năng chống thấm, ngăn ngừa nước đâm xuyên gây thấm vào bên trong nhà. 
Màng-chống-thấm-tường-nứt
 

Tham khảo thêm:

Báo giá chống thấm sàn vệ sinh

Báo giá chống thấm tầng hầm

Báo giá chống thấm khe lún

- Báo giá chống thấm tường

Cắt đứt nguồn thấm

 

HÃY GỌI CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC PHUC VỤ TỐT NHẤT VỚI GIÁ THÀNH CHUẨN NHẤT

 

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: CHỐNG THẤM GIA ĐỊNH

The Waterpoofing Company, Inc.

Tp Hochiminh/Vietnam

Phone: 0969 049 168

WWW://chongthamgiadinh.vn